Author Archives: admin

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu dòng điện và điện áp một chiều để có thể hiểu thêm một trong những phát minh lớn nhất trong lịch sử loài người.

Khái niệm cơ bản về dòng điện

Tất cả các nguyên tố đều được cấu tạo lên từ các nguyên tử và mỗi nguyên tử của một chất được cấu tạo bởi hai phần:

– Một hạt nhân ở giữa các hạt mang điện tích dương gọi là Proton và các hạt trung hòa điện gọi là Neutron.

– Các Electron (điện tử ) mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân  .

– Bình thường các nguyên tử có trạng thái trung hòa về điện nghĩa là số Proton hạt nhân bằng số electron ở bên ngoài nhưng khi có tác nhân bên ngoài như áp xuất, nhiệt độ, ma sát tĩnh điện, tác động của từ trường .. thì các điện tử electron ở lớp ngoài cùng có thể tách khỏi quỹ đạo để trở  thành các điện tử tự do.

– Khi một nguyên tử bị mất đi một hay nhiều điện tử, chúng bị thiếu điện tử và trở thành ion dương và ngược lại khi một nguyên tử nhận thêm một hay nhiều điện tử thì chúng trở thành ion âm.

Bản chất dòng điện và chiều dòng điện

Khi các điện tử tập trung với mật độ cao chúng tạo nên hiệu ứng tích điện

– Dòng điện chính là dòng chuyển động của các hạt mang điện như điện tử , ion.

– Chiều dòng điện được quy ước đi từ dương sang âm ( ngược với chiều chuyển động của các điện tử – đi từ âm sang dương ).

Tác dụng của dòng điện :

Khi có một dòng điện chạy qua dây dẫn điện như thí nghiệm sau :

Ta thấy rằng dòng điện đã tạo ra một từ trường xung quanh để làm lệch hướng của nam châm, khi đổi chiều dòng điện thì từ trường cũng đổi hướng =>  làm nam châm lệch theo hướng ngược lại.

– Dòng điện chạy qua bóng đèn làm bóng đèn phát sáng và sinh nhiệt năng

– Dòng điện chạy qua thiết bị điện, động cơ làm quay động cơ quay  sinh ra cơ năng

– Khi ta nạp ác quy các cực của ắc quy bị biến đổi và dòng điện có tác dụng hoá năng..

Như vậy dòng điện có các tác dụng là tác dụng về nhiệt , tác dụng về cơ năng , tác dụng về từ trường và tác dụng về hóa năng.

Dòng điện và điện áp một chiều

  1. Cường độ dòng điện :
     Là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của dòng điện hay đặc trưng cho số lượng các điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian –

Ký hiệu là I

– Dòng điện một chiều là dòng chuyển động theo một hướng nhất định từ dương sang âm theo quy ước hay là dòng chuyển động theo một hướng của các điện tử tự do.

Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe

Đơn vị

Kilo Ampe  = 1000 Ampe

Mega Ampe = 1000.000 Ampe

Mili Ampe = 1/1000 Ampe

Micro Ampe = 1/1000.000 Ampe

  1. Điện áp :
     Khi mật độ các điện tử tập trung không đều tại hai điểm A và B nếu ta nối một dây dẫn từ A sang B sẽ xuất hiện dòng chuyển động của các điện tích từ nơi có mật độ cao sang nơi có mật độ thấp, như vậy người ta gọi hai điểm A và B có chênh lệch về điện áp và áp chênh lệch chính là hiệu điện thế.
    – Điện áp tại điểm A gọi là UA
    – Điện áp tại điểm B gọi là UB.
    – Chênh lệch điện áp giữa hai điểm A và B gọi là hiệu điện thế UAB
    UAB = UA – UB
    – Đơn vị của điện áp là Vol  ký hiệu là U hoặc E.

Đơn vị điện áp

Kilo Vol ( KV) = 1000 Vol.

Mini Vol (mV) = 1/1000 Vol.

Micro Vol = 1/1000.000 Vol.

Điện áp có thể ví như độ cao của một bình nước, nếu hai bình nước có độ cao khác nhau thì  khi nối một ống dẫn sẽ có dòng nước chảy qua từ bình cao sang bình thấp hơn, khi hai bình nước có độ cao bằng nhau thì không có dòng nước chảy qua ống dẫn. Dòng điện cũng như vậy nếu hai điểm có điện áp chên lệch sẽ sinh ra dòng điện chạy qua dây dẫn  nối với hai điểm đó từ điện áp cao sang điện áp thấp và nếu hai điểm có điện áp bằng nhau thì dòng điện trong dây dẫn sẽ = 0.

Hi vọng qua bài viết này bạn đã biết thêm về dòng điện và điện áp để hỗ trợ cho công việc của mình. Theo dõi chuyên mục của chúng tôi để cập nhật những thông tin và kiến thức về điện khác các bạn nhé!

Van điều khiển tuyến tính  van analogvan điều khiển tuyến tính, bộ điều khiển van tuyến tínhvan điều khiển áp suất, điều khiển lưu lượng,  .

Van điều khiển tuyến tính – van analog, được sản xuất theo công nghệ Hàn Quốc, van được thiết kế để điều khiển nhiệt độ, áp suất, lưu lượng trong đường ống. Được sử dụng nhiều trong các lò sấy, sấy cám, sấy trấu, seo giấy, sấy dừa… Hơi nóng có áp suất sẽ đi trong đường ống qua van điều khiển tuyến tính, tùy theo nhiệt độ, áp suất cài đặt, van sẽ được điều khiển sao cho đạt được nhiệt độ và áp suất cài đặt.

Van điều khiển tuyến tính hoạt động ổn định, chính xác và độ bền cao.

Van điều khiển tuyến tính – van analog.

 1. Van điều khiển tuyến tính gồm hai bộ phận.

Bộ điều khiển hay bộ truyền động hoặc Actuator. Là loại điều khiển bằng motor sẽ kéo cần van lên hoặc xuống, nhận tín hiệu điều khiển từ đồng hồ điều khiển (4-20mA, 0-10vdc, on/off). Tùy vào kích thước van và áp suất hoạt động sẽ chọn bộ điều khiển có lực kéo thích hợp.

 

a. Bộ phận điều khiển tuyến tính – van analog.

Bộ điều khiển tích hợp các công tắc chọn chế độ thường đóng và thường mở, chế độ dùng tại chổ khi mất tín hiệu điều khiển hoặc tự động đóng van.

Tích hợp cần quay tay khi van có sự cố, có thể điều chỉnh đóng mở mà không cần tín hiệu điện.

Van điều khiển tuyến tính - van analog

Van điều khiển tuyến tính – van analog

 

Thông số kỹ thuật bộ điều khiển van tuyến tính, Actuator.

 

  • Lực kéo: 2000N .
  • Điều khiển: Tuyến tính hoặc ON-OFF
  • Nguồn cấp: 110~220VAC hoặc 24VAC.
  • Tín hiệu điều khiển: 4-20mA hoặc 0-10VDC.
  • Tín hiệu output: 4-20mA,  làm tín hiệu hiển thị hành trình hoặc đưa về PLC xử lý.
  • Thời gian hành trình: 50 giây.
  • Nhiệt độ hoạt động: -15~60 độ C.
  • Độ ẩm: 5~95%.
  • IP: 54.
  • Hành trình: 20mm hoặc 40mm.

 

b. Bộ phận thân van.

– Van tuyến tính, gồm có loại van 2 ngã và van 3 ngã, điều khiển lưu lượng nước nóng, nước lạnh, hơi nóng, van có hai loại kết nối, kết nối ren và kết nối mặt bích, là loại van pittong, cần van chuyển động lên (đóng van), xuống (mở van) nhờ lực kéo của Actuator.

– Van được làm bằng đồng thau đối với van kết nối ren, có kích thước tối đa là DN50.

Van điều khiển tuyến tính - van analog

Các dạng thân van tuyến tính.

 

Thông số kỹ thuật thân van tuyến tính.

 

  • Áp suất hoạt động: 20Kgf/cm2.
  • Nhiệt độ hoạt động: 180 độ C.
  • Dòng rò: <0.01 phần trăm.
  • Kết nối: Ren hoặc mặt bích JIS 20K.
  • Hành trình: 20mm (DN15-DN50), 40mm (DN65-DN150).

 

2. Cấu tạo Van điều khiển tuyến tính – van analog.

 

Van đươc thiết kế đóng mở dạng pittong.

Với vật liệu FC20 là vật liệu thân bằng gang, Viton là ron cao su tổng hợp, chịu nhiệt, mài mòn và axit tốt, SCS13 là loại thép không gỉ đúc chất lượng cao.

 

Van điều khiển tuyến tính - van analog

Bảng cấu tạo vật liệu các bộ phận van tuyến tính.

 

3. Vài thao tác chú ý khi sử dụng van điều khiển tuyến tính – analog.

 

– Sau khi lắp đăt van và actuator thành bộ, cấp nguồn cho bộ điều khiển, trên bo mạch có một cái nút nhấn, nhấn và giữ trong vòng 3 giây. Bộ điều khiển sẽ tự động chạy xuống, lúc này nhả nút nhấn, đợi cho đến khi van chạy xuống hết hành trình, rồi chạy lên lại đến khi ngừng hẳn.

– Thao tác này là định nghĩa lại hành trình cho van và actuator đồng bộ nhau, chú ý là chỉ làm thao tác này trong lần đầu tiên.

– Sau đó mới kết nối dây tín hiệu 4~20mA vào bộ điều khiển.

 

4. Vài chú ý khi lắp đặt Van điều khiển tuyến tính – van analog.

 

Van điều khiển tuyến tính - van analog

Các kiểu lắp van điều khiển tuyến tính đúng cách.

 

5. Bộ điều khiển cấp tín hiệu cho actuator van tuyến tính.

 

Là bộ điều khiển PID, nhận tín hiệu nhiệt độ, áp suất, từ hệ thống để điều khiển van sao cho nhiệt độ, áp suất, lưu lượng đạt yêu cầu. Bộ điều khiển   với đầy đử các dạng kích thước, hoạt động chính xác và ổn định. Đáp ứng tất cả các yêu cầu điều khiển van tuyến tính.

Thông số kỹ thuật.

  • Điện áp: 100-240VAC.
  • Ngõ vào: 4~20mA/0~10VDC/0~5VDC/TC/PT.
  • Ngõ ra điều khiển:4~20mA/0~10VDC/0~5VDC/SSR/RELAY.
  • Transmitter: 4~20mA.
  • Cảnh báo: 1,  2,  3 Alarm.
  • Truyền thông: RS485.

Tủ điện phân phối là một bộ phận không thể thiếu trong bất kỳ công trình công nghiệp hay dân dụng nào, từ nhà máy điện đến các trạm biến áp, hệ thống truyền tải phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Nó được dùng làm nơi để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và thiết bị điều khiển, là nơi đầu nối phân phối điện cho công trình, đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành.

Tủ điện phân phối được chia thành 2 loại là Tủ điện phân phối tổng (MSB) và Tủ điện phân phối (DB).

1. Tủ điện phân phối tổng (MSB)

Tủ điện phân phối

Ảnh minh họa: Tủ điện phân phối MSB

Tủ điện phân phối MSB (Main Distribution Switchboard) là loại tủ điện được lắp đặt ngay sau các trạm hạ thế (từ 15kV xuống 380VAC), chức năng chính của tủ MSB là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. Dòng điện định mức có thể đến 6300A. Tủ được thiết kế nhiều ngăn, mỗi ngăn tủ được thiết kế với chức năng riêng biệt như: ngăn chứa ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB ngõ ra tải, ngăn chứa tụ bù, ngăn chứa khối chuyển nguồn ATS, giám sát từ xa thông qua GPRS…. Tủ MSB được thiết kế và lắp ráp theo tiêu chuẩn IEC60439-1.

 

Ứng dụng: 

Tủ điện phân phối tổng được sử dụng trong các mạng điện hạ thế và là thành phần quan trọng nhất trong mạng phân phối điện. Tủ điện này được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện tổng của các công trình công nghiệp như nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng, chung cư, bệnh viện, trường học, cảng, sân bay… Nó được đăt sau các trạm hạ thế và trước các tủ điện phân phối (DB).

  

2. Tủ điện phân phối (DB)

Tủ điện phân phối

Ảnh minh họa: Tủ điện phân phối DB

Tủ điện phân phối DB (Distribution Board) là tủ phân phối được sử dụng trong các mạng điện hạ thế. Vị trí của tủ DB thường là sau các tủ phân phối tổng (MSB) tại các nút. Dòng điện định mức có thể đến 1000A, cung cấp điện cho 1 nhóm thiết bị hoặc thiết bị đầu cuối (máy bơm, động cơ, máy móc…). Nó là loại tủ điện nhỏ nhất, nó đặt gần các phụ tải, bên trong tủ chỉ bao gồm MCB/RCCB, đèn báo pha, cầu chì. Một số tủ đặc biệt có gắn đồng hồ kWh, Amper kế, Volt kế, bảo vệ mất pha, tụ bù…

Ứng dụng:

Tủ phân phối DB thường lắp đặt tại phòng vận hành của các công trình công nghiệp, nhà máy, xưởng công nghiệp, trung tâm thương mại, chung cư…

Cáp trung áp cách điện là một trong những thiết bị điện không thể thiếu nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và an toàn. Ngoài ra nó còn có nhiều công dụng khác như tạo thuận lợi cho thiết kế tuyến dây hai cấp, trung áp và hạ áp; giảm nguy cơ chập điện khi có vật lạ rơi vào đường dây,…Bài viết nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa đứt cáp trung áp cách điện sẽ giúp bạn bảo vệ thiết bị này tốt hơn trong quá trình sử dụng của mình.

Nguyên nhân đứt cáp trung áp cách điện

Trong thực tế đã có nhiều sự cố đứt cáp, rất nguy hiểm. Có điểm tự đứt dây ở vị trí cách sứ đỡ dây 40cm; có điểm đứt cáp ở ngay đỉnh sứ đỡ kèm theo vỡ sứ; có điểm đứt giữa 2 khoảng cột.

a- Trường hợp tự đứt cáp tại điểm cách sứ đỡ 40cm:

Khi có dòng điện chạy qua, xung quanh cáp sẽ xuất hiện một điện trường mạnh. Đó gọi là hiệu ứng lân cận. Tại vị trí cách sứ đỡ dây 40cm trên cáp buộc định hình, sẽ xuất hiện điện thế có trị số nhỏ hơn điện thế trên dây pha và hình thành một tụ điện“trong đó một cực là dây dẫn điện và một cực là dây buộc định hình, cách điện của dây dẫn đóng vai trò là điện môi”. Cách sứ đỡ 40cm là điểm thắt chặt nhất của dây buộc định hình vào dây dẫn, do tác dụng của gió mưa và ánh sáng mặt trời dây định hình bị co dãn liên tục gây ra trầy xước, nứt vỏ cách điện, nước mưa ngấm vào tạo ra dòng điện phân. Do dây dẫn điện làm bằng nhôm, nên tại điểm phóng dòng điện phân, dây nhôm liên tục bị cháy, dẫn đến đứt lìa. Trên bề mặt cắt ngang dây dẫn sẽ xuất hiện một lớp bột nhôm mỏng bị cháy, vỏ cách điện bị cháy sùi lên.

Đây là điểm yếu nhất khi sử dụng dây cáp nhôm bọc cách điện cho đường dây trên không.

b- Trường hợp đứt dây ngay tại đỉnh sứ:

Trường hợp đứt dây tại đỉnh sứ có thể do cách điện của sứ bị hỏng (phóng điện xuyên ty sứ), đồng thời cách điện của dây dẫn cũng hỏng dẫn đến sự cố nổ vỡ sứ và đứt dây. Trong trường hợp này, mặt cắt ngang của dây nhôm không bằng phẳng, vỏ cách điện bị cháy lan rộng. Ít khi xảy ra trường hợp phóng điện đứt dây trên sứ do dòng điện phân như trường hợp (a).

c- Trường hợp đứt dây giữa 2 khoảng cột.

Khi cải tạo, thay dây trần bằng dây cáp bọc cách điện, khoảng cách cột vẫn được giữ nguyên. Dây được bọc cách điện thường là dây cáp nhôm, khả năng chịu lực kéo kém hơn dây trần. Sự cố đứt dây cáp bọc có thể xảy ra do sức mang tải và sức chịu lực cơ lý của dây cáp kém gây ảnh hưởng không nhỏ đến toàn bộ hệ thống điện của bạn.

Cấu tạo – Dây cáp trung áp là gì:

Dây cáp trung áp bọc cách điện là dây đơn pha nhôm (AAC) hoặc hợp kim nhôm Almélec (AAAC). Lớp cách điện bên trong gồm các hợp chất điền kín các sợi dây dẫn có tiết diện từ 35mm2 đến 240mm2, vỏ bảo vệ bên ngoài làm bằng chất PR (XLPE), độ dày thay đổi từ 1,5mm đến 4,5mm. Để tăng độ bền cách điện và độ bền cơ học lớp vỏ bọc, người ta tiến hành lưu hóa khô hợp chất Polyethylen bằng hơi lưu huỳnh (S), chuyển kết cấu mạng phân tử từ liên kết dọc sang liên kết ngang. Sử dụng loại dây dẫn bọc cách điện trung áp thay thế cho loại dây trần. Việc cố định dây trên sứ được tiến hành bằng cách sử dụng dây buộc định hình làm bằng hợp kim nhôm có lớp bọc ngoài là composite, tạo ra các vòng dây có kết cấu xoắn định hình.

Lựa chọn dây cáp bọc cách điện trung áp:

Quy phạm Kỹ thuật an toàn của Bộ Công Thương quy định, chọn cáp trung áp bọc cách điện theo cấp điện áp pha của cấp điện áp lưới điện đang sử dụng. Quy định như vậy là để dự phòng trường hợp, sứ bị hỏng cách điện, cách điện của cáp phải chịu được điện áp pha của lưới điện trung áp đang sử dụng.

Cụ thể:

– Điện áp 35 kV: Chọn dây có cấp điện áp 24 kV

– Điện áp 22 kV: Chọn dây có cấp điện áp 15 kV

– Điện áp 15 kV: Chọn dây có cấp điện áp 10 kV

– Điện áp 10 kV: Chọn dây có cấp điện áp 6,3 kV

– Điện áp 6 kV: Chọn dây có cấp điện áp 3,6 kV.

Phương pháp chống sự cố đứt dây.

Để chống hiện tượng tự đứt dây cáp, phải tuân thủ các yêu cầu:

– Chọn dây cáp có cấp cách điện lớn hơn hoặc bằng điện áp pha của đường dây.

– Không được làm tổn thương lớp vỏ bọc bên ngoài dây dẫn trong quá trình thi công.

– Dùng kẹp nối dây, ống nối dây có bọc cách điện, đảm bảo mối nối không bị hở cách điện.

– Phải dùng ghíp bấm thủng có bọc cách điện để kẹp dây dẫn với dây buộc định hình nhằm tạo ra sự đẳng thế, xóa bỏ sự phân cực.

– Tuyệt đối không được gọt lớp cách điện khi đấu nối.

– Khi nối dây phải dùng ống nối chịu lực luồn trong ống bằng chất dẻo co ngót, không được để hở cách điện của dây dẫn bọc.

– Tuyệt đối không dùng ghíp nhôm trần để kẹp nối dây dẫn bọc.

– Tăng cường điểm thoát quá điện áp do sét trên đường dây.

– Ưu tiên dùng cáp bọc trong khu vực đông dân cư để đảm bảo an toàn điện cho người. Không sử dụng dây dẫn bọc cách điện trung áp tại các vùng có mật độ sét lớn, vùng ven biển có hơi nước nhiễm mặn.

Chống sét cho đường cáp bọc cách điện:

Khả năng chịu dòng điện sét của cáp bọc cách điện kém, nếu có sét đánh lan truyền trên đường dây, khi thiết bị chống sét hoạt động kém hiệu quả sẽ gây “cháy đoản nhiệt”, lớp cách điện bên ngoài bị già hóa nhanh, dẫn đến hỏng cách điện của cáp.

Để hạn chế ảnh hưởng của sét: Cứ 500m nên đặt 1 bộ chống sét đường dây. Nếu dùng cáp bọc cách điện thì khoảng 200m đến 300m đặt một bộ. Nên kết hợp với bộ chống sét van, vì mỏ phóng điện đầu tròn có tác dụng giảm sự phá hoại của dòng điện sét lan truyền trên đường dây. Việc dùng mỏ phóng điện đầu tròn sẽ giảm được giá thành sản xuất mà vẫn đạt được hiệu quả bảo vệ cao.

Cáp trung áp cách điện góp phần ngăn chặn nguy cơ xảy ra ngắn mạch khi vi phạm khoảng cách an toàn giữa các pha nên tầm quan trọng của thiết bị này là cực kì cần thiết. Vì vậy nắm bắt được nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa đứt cáp sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc vận hành hệ thống điện của mình.

Tủ bù hạ thế là một trong những thiết bị điện quan trọng đối với hệ thống điện, thiết bị này có nhiệm vụ tích và phóng điện trong mạch điện, muốn tích điện cho tụ bù điện người ta nối hai bản cực của tụ bù điện với nguồn điện, bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm.

Những công dụng tuyệt vời của tụ bù hạ thế

1. Giúp bù công suất phản kháng cho lưới điện hạ thế

Khi đứng trên cương vị là người quản lý doanh nghiệp hay cán bộ phụ trách điện. Chúng ta đều cảm thấy xót xa khi mỗi tháng phải trả thêm số tiền bị phạt do hệ số cosφ không đạt. Nếu như hệ thống điện của chúng ta có hệ số cosφ nhỏ hơn 0.85 mà chưa được lắp đặt tủ tụ bù hạ thế. Hoặc lắp rồi mà không đáp ứng được nhu cầu thì đó chính là lý do dẫn tới việc bị phạt tiền. Vậy tại sao chúng ta phải lắp đặt hệ thống tủ tụ bù hạ thế? Lợi ích của việc lắp đặt tủ tụ bù hạ thế mang lại?

2. Tủ tụ bù hạ thế giúp giảm tổn hao trên dây truyền tải

Giảm tổn thất công suất trên đường dây truyền tải:

Có hai thành phần làm cho công suất điện bị tổn hao:

  • Thành phần do công suất tác dụng thì không thể giảm
  • Thành phần do công suất phản kháng thì chúng ta hoàn toàn xử lý được. Với việc giảm tổn hao công suất phản kháng dẫn đến giảm tổn hao công suất biểu kiến. Nói tóm lại là giảm tiền điện không bị phạt nữa. Vậy tủ tụ bù phát huy tác dụng ở đâu và khi nào? Xin trả lời là khi đường dây của chúng ra kéo quá xa. Trong khi công tơ điện thì lại lắp ở đầu trạm. Trong trường hợp này ta nên bù gần như tối đa 0.95 để giảm tổn thất điện năng.

3. Giảm hoá đơn tiền điện do lắp đặt tủ tụ bù công suất phản kháng

Hiện tại đồng hồ lắp cho các nhà máy hiển thị 3 loại công suất: công suất thực P(kW), công suất phản kháng Q ( Kvar ) và công suất biểu kiến S (Kva ). Tiền mà chúng ta thường bị phạt chính là tiền mua điện năng phản kháng. Đối với hộ dân thì tính tiền trên công suất P (kWh). Còn các doanh nghiệp do sản lượng tiêu thụ thường lớn nên phải trả thêm công suất phản kháng ( Kvar).

Chúng ta sẽ phải lựa chọn 1 trong 2 giải pháp sau để giải quyết vấn đề đó:

  1. Trả tiền cho điện lực toàn bộ số tiền phạt do không đạt công suất cosφ.
  2. Lắp đặt hệ thống tủ tụ bù công suất cosφ để bù lại phần tiêu hao. Bản chất của tủ tụ bù hạ thế giống như một máy phát điện. Nhưng nó phát công suất phản kháng Q.

Khi hệ số cosφ <=0.85 thì theo quy định của điện lực lượng Q tiêu thụ bắt đầu được tính tiền.

Tiền phạt thực chất là tiềm mua điện năng phản kháng. Hiện nay đồng hồ thế hệ mới mà điện lực lắp đặt cho các nhà máy hiển thị 3 loại công suất: công suất thực P (Kw), công suất phản kháng Q (Kvar), công suất biểu kiến S (KVA). Đối với hộ dân thì tính tiền trên công suất P (KWh), còn các doanh nghiệp do sản lượng tiêu thụ lớn nên phải trả thêm công suất phản kháng (công suất ảo) Q (Kvar).

Có 2 lựa chọn để trả tiền cho phần sử dụng công suất này

1. Trả tiền trực tiếp cho điện lực, tiền này thường được gọi là “tiền phạt” (theo tôi hiểu trước đây các công tơ điện không hiển thị công suất Q, do đó người sử dụng không thấy được lượng công suất Q mình sài mà vẫn phải trả tiền nên gọi là “phạt”)

2. Lắp đặt tủ tụ bù hạ thế công suất tại chỗ. Bản chất của tủ tụ bù hạ thế giống như một máy phát điện, nhưng nó phát công suất phản kháng Q

Khi nào thì nên lắp tụ bù?

Theo qui định của điện lực khi hệ thống tiêu thụ của bạn có cos phi <=0.85 thì lượng Q tiêu thụ bắt đầu được tính tiền. Chình vì vậy để không phải phạt, chúng ta nên lắp hệ thống tủ tụ bù công suất cosφ. Có nhiều cách bù như bù cứng hoặc bù mềm, bù tự động hay bằng tay. Nhưng đa số chúng ta thường chọn giải pháp bù mềm và bù tự động.

Chúng ta sẽ phân tủ tụ bù hạ thế ra làm nhiều cấp bù khác nhau như 6 cấp, 12 cấp. Và có bộ điều khiển tủ tụ bù hạ thế được lập trình để giúp việc bù đúng và đủ. Đạt hệ số cosφ như yêu cầu của điện lực, có như vậy chúng ta mới không bị mất tiền phạt.

4. Tụ bù hạ thế giúp bù công suất phản kháng tăng khả năng truyền tải của dây

Dòng điện chạy trên đường dây gồm 2 thành phần tác dụng và phản kháng. Nếu ta bù ở cuối đường dây thì dòng phản kháng sẽ bớt. Chính vì lẽ đó ta có thể cho đường dây tải thêm dòng tác dụng, rất chi là đơn giản.

Ngoài các tác dụng trên thì chúng ta không thể nhắc tới tác dụng của tủ tụ bù hạ thế đối với máy biến áp. Nó giúp bù công suất phản kháng giúp tăng công suất thực máy biến áp.

Từ S=U*I ta thấy rằng dung lượng máy biến áp gồm 2 phần P và Q. Nếu ta bù tốt thì S gần như bằng P, điều này cho phép máy biến áp tăng thêm tải.

5. Tụ bù hạ thế giúp bù công suất phản kháng giảm sụt áp

Chúng ta biết rằng có hai nguyên nhân dẫn tới tổn thất điện áp là do công suất tác dụng và do công suất phản kháng. Nguyên nhân đầu thì chúng ta không xử lý được. Nhưng do công suất phản kháng thì chúng ta hoàn toàn có thể giảm được. Nên khi lắp tủ tụ bù vào sẽ bù lại quãng đường do chúng ta kéo xa. Giúp các thiết bị, động cơ khi khởi động đủ công suất không bị nóng hay cháy.

Trong quá trinh sử dụng điện có những thiết bị yều cầu công suất phản kháng như Máy biến áp, động cơ điện, cuộn dây cảm kháng… Vì vậy lắp đặt tủ bù hạ thế sẽ góp phần làm giảm hệ số công suất tiêu thụ sẽ kéo theo tăng về chi phí đầu tư và vận hành.

Bạn có tin được không khi chúng ta trong tương lai có thể sử dụng lá cây như những thiết bị điện tử công nghệ cao cho nhu cầu sử dụng. Điều này đã được các nhà khoa học Trung Quốc thực tế hóa qua nhiều quá trình nghiên cứu của mình để đạt được thành công này.

Các nhà khoa học tại Sơn Đông, Trung Quốc đã tìm ra phương pháp chuyển đổi chất thải hữu cơ từ lá cây Phượng Hoàng, một loại cây được trồng phổ biến dọc các con đường ở miền Bắc Trung Quốc, thành vật liệu các-bon xốp để sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao.

Hình ảnh các hạt các-bon xốp chụp bằng kính hiển vi điện tử Ảnh: Science Daily

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Năng lượng Tái tạo và Bền vững, công trình do nhà nghiên cứu Hongfang Ma thuộc Đại học Công nghệ Qilu dẫn đầu, tập trung chủ yếu vào việc biến chất thải thành vật liệu các-bon xốp sử dụng trong công nghệ lưu trữ năng lượng.

Dù quá trình biến lá cây thành chất có thể kết hợp với điện cực để trở thành vật liệu sử dụng trong thiết bị điện tử công nghệ cao đã được nói đến từ lâu, nhưng mới dừng lại ở những giai đoạn đơn giản.

Theo nhóm nghiên cứu Trung Quốc, trước tiên, lá cây khô được nghiền thành bột rồi đốt nóng ở 220 độ C trong vòng 12 giờ. Kết quả thu được là loại bột gồm các hạt các-bon nhỏ. Sau đó bột các-bon được xử lý bằng dung dịch kali hydroxit nhằm tạo độ xốp rồi tiếp tục đốt nóng ở nhiệt độ tăng từ 450 lên 800 độ C.

Sản phẩm cuối cùng các nhà khoa khọc thu được là bột các-bon đen có khả năng tích điện phi thường.

Trong hàng loạt các thử nghiệm điện hoá chuẩn, các nhà khoa học nhận thấy vật liệu này có khả năng tạo ra loại siêu tụ điện có dung lượng lên đến 367 Farads / gram, cao gấp 3 lần siêu tụ điện graphene, loại tụ điện ưu việt nhất hiện nay.

Tụ điện là thành phần được sử dụng rộng rãi để lưu trữ năng lượng bằng cách giữ một điện tích trên hai dây dẫn, cách nhau bởi một chất cách điện. Các tụ điện siêu cấp có thể lưu trữ năng lượng gấp 10-100 lần so với tụ điện thông thường.

Chúng có thể nạp và phóng điện nhanh hơn nhiều so với pin thông thường. Vì lý do này, siêu tụ điện được xem là giải pháp tối ưu đáp ứng nhu cầu lưu trữ năng lượng đặc biệt trong công nghệ máy tính và các phương tiện sử dụng động cơ lai (hybrid) hay chạy điện.

Đặc tính siêu tích điện của vật liệu các-bon xốp làm từ lá cây Phượng Hoàng cao hơn hẳn so với bột các-bon làm từ vật liệu sinh học khác. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ cải thiện hơn nữa các tính chất điện hóa của vật liệu bằng cách tối ưu hóa quá trình và cho phép pha tạp hoặc thay đổi nguyên liệu.

Ngoài lá cây, nhóm nghiên cứu cũng chuyển đổi thành công chất thải từ khoai tây, thân cây ngô, gỗ thông, rơm rạ và các chất thải nông nghiệp khác thành vật liệu điện cực các-bon.

Đây là một bước tiến lớn trong công nghệ đặc biệt là việc chế tạo và sản xuất các thiết bị điện tử trong tương lai khi mà nguồn nhiên liệu trên Trái Đất đang ngày càng cạn kiệt

Khi ta mua một món hàng nào đó nhưng vẫn loay hoay cách sử dụng nó ra sao?

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng đồng hồ đo điện trở đất Kyoritsu 4105A để đo điện trở đất của hệ thống tiếp địa, hệ thống chống sét đánh.

Hình 1. Đồng hồ đo điện trở đất Kyoritsu 4105A.

1. Cấu tạo của thiết bị

Hình 2. Cấu tạo của thiết bị của Kyoritsu 4105A.

Kyoritsu 4105A bao gồm các bộ phận sau:

  1. Màn hình LCD.
  2. Hiển thị pin (báo pin yếu).
  3. Đèn LED (Green) báo hiệu đang tiến hành đo.
  4. Nút nhấn kiểm tra (nút TEST).
  5. Công tắc (núm xoay) chọn phạm vi thang đo.
  6. Đầu vào/ra để cắm dây đo.
  7. Dây thí nghiệm/kiểm tra.
  8. Cọc tiếp đất phụ.
  9. Dây đo đơn giản.
  10. Chốt an toàn (hình đầu cá sấu).
  11. Đầu đo.

2. Cách sử dụng máy đo điện trở đất Kyoritsu 4105A

Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách sử dụng máy đo điện trở đất 4105A của Kyoritsu cho hệ thống tiếp địa.

Để đo điện trở nối đất ta cần làm qua 4 bước theo thứ tự sau đây:

– Bước 1: Kiểm tra Pin bằng cách nhìn thông báo trên màn hình. Nếu xuất hiện dấu (-+) (mục 2 – Hình 2) thì Pin sắp hết điện. Phép đo lúc này sẽ thiếu chính xác. Bạn phải sạc lại cho pin hoặc thay pin. Đảm bảo rằng pin đã được sạc.

– Bước 2: Cắm nối các đầu đo vào thân máy đo điện trở. Chú ý phải đấu nối đầu đo chính xác.

– Bước 3: Đo điện áp của đất:

  • Bật chuyển mạch đồng hồ đo về thang Earth Voltage. Nếu đồng hồ hiển thị giá trị điện áp < 10V là được. Như vậy kết quả đo sẽ chính xác hơn.

– Bước 4: Đo điện trở của đất:

  • Bật chuyển mạch của máy đo về thang 2000Ω.
  • Đồng thời ấn và xoay phím PRES TO TEST để kiểm tra chỉ thị của đồng hồ. Nếu đồng hồ chỉ thị nháy chớp liên tục thì kiểm tra lại que đo hoặc cọc đất. Đảm bảo rằng hai loại này tiếp xúc đất tốt nhất. Có thể đổ nước vào cọc đất.
  • Bật chuyển mạch máy đo về thang 20Ω. Đồng thời ấn và xoay phím PRESS TO TEST kiểm tra chỉ thị của máy. Đọc thông số trên màn hình. Đây chính là giá trị điện trở đất của hệ thống tiếp địa.

3. Nguyên lý đo

Thiết bị này thực hiện phép đo điện trở đất bằng phương pháp giảm giá trị, là phương pháp để đạt được giá trị điện trở đất Rx bằng cách áp dụng dòng điện xoay chiều I không đổi giữa E (điện cực đất) và C (điện cực hiện tại), sau đó tìm ra sự khác biệt về điện áp V giữa hai điện cực E và P.

Hình 4. Nguyên lý đo của Kyoritsu 4105A.

4. Phương pháp đo

4.1. Đo chính xác (với đầu dò M-7095)

– Kết nối đầu dò thử nghiệm

Hình 5. Kết nối đầu dò thử nghiệm.

Đóng các cọc tiếp đất phụ P và C vào sâu trong lòng đất. Chúng cách nhau khoảng cách 5-10m từ thiết bị nối đất đang làm thí nghệm. Kết nối dây màu xanh lá cây với thiết bị nối đất, dây màu vàng với cọc tiếp đất phụ P và dây màu đỏ với cọc tiếp đất phụ C từ các đầu nối E, P và C của thiết bị theo thứ tự.

Lưu ý:

  • Đảm bảo các gai của cọc tiếp đất phụ tiếp xúc với phần ẩm của đất. Khi chỗ tiếp xúc của cọc tiếp đất phụ bị khô hoặc chạm đá hoặc cát trên đất thì ta phải đổ nước vào để đủ ẩm.
  • Trong trường hợp nền là bê tông, ta phải đặt đất phụ trợ và tưới nước lên, hoặc đặt một lớp cát/bụi ướt khi thực hiện phép đo.

– Đo điện áp đất:

  • Xoay núm vặn sang vị trí EARTH VOLTAGE. Điện áp đất sẽ được chỉ định trên màn hình. Đảm bảo rằng điện áp là 10V trở xuống. Khi màn hình đọc hơn 10V, nó có thể dẫn đến sai số quá mức trong phép đo điện trở đất. Để tránh điều này, hãy thực hiện đo sau khi giảm điện áp bằng cách tắt nguồn điện của thiết bị được kiểm tra.

– Đo lường chính xác.

  • Xoay núm vặn đến vị trí 2000Ω và nhấn nút kiểm tra. LED vẫn sáng trong quá trình thí nghiệm. Xoay núm vặn đến vị trí 200Ω và 20Ω khi điện trở đất ở giá trị thấp. Giá trị được chỉ định này là điện trở đất của thiết bị nối đất đang thử nghiệm.

Lưu ý: Nếu điện trở đất phụ của cọc tiếp đất phụ C tăng quá cao để thực hiện đo lường, màn hình hiển thị ‘…’. Kiểm tra lại kết nối dây dẫn thử nghiệm và điện trở đất của cọc tiếp đất phụ.

Chú ý cẩn thận:

  • Nếu phép đo được thực hiện với các đầu dò xoắn hoặc tiếp xúc với nhau, việc đọc thiết bị có thể bị ảnh hưởng bởi nhiễu. Khi kết nối các đầu dò, ta phải đảm bảo rằng chúng được tách ra.
  • Nếu điện trở đất của gai cọc tiếp đất phụ quá lớn, nó có thể dẫn đến phép đo không chính xác. Đảm bảo dán cẩn thận cọc tiếp đất phụ P và C vào phần ẩm của đất và đảm bảo đủ các kết nối giữa chúng.

4.2. Đo đơn giản (với đầu dò M-7127)

Sử dụng phương pháp này khi tăng cọc tiếp đất phụ không thể bị mắc kẹt. Trong phương pháp này, một điện cực đất hiện có với điện trở đất thấp, chẳng hạn như ống nước kim loại, trụ điện cung cấp nguồn điện cho một chung cư thương mại và đầu nối đất của tòa nhà có thể xem như hai cực (E, P).

Sử dụng đầu dò đo được đơn giản hóa kèm theo có cấu trúc thuận tiện mà cả kẹp cá sấu an toàn và thanh thí nghiệm.

– Đấu dây:

Tạo kết nối như hình vẽ.

Hình 6. Đo đơn giản (với Đầu dò thử nghiệm M-7127).

– Đo điện áp đất:

  • Xoay núm vặn sang vị trí EARTH VOLTAGE, điện áp đất sẽ được chỉ định trên màn hình. Đảm bảo rằng điện áp là 10V trở xuống.
  • Khi màn hình đọc hơn 10V, nó có thể dẫn đến sai số quá mức trong phép đo điện trở đất. Để tránh điều này, hãy thực hiện đo sau khi giảm điện áp bằng cách tắt nguồn điện của thiết bị được thử, v.v.

– Đo đơn giản:

  • Xoay núm vặn sang vị trí 2000Ω và nhấn nút kiểm tra. LED vẫn được chiếu sáng trong quá trình thử nghiệm. Xoay núm vặn sang phạm vi 200Ω và 20Ω khi điện trở đất thấp. Giá trị được chỉ định này là điện trở đất của thiết bị nối đất đang được thử nghiệm.

Lưu ý: Nếu điện trở đất phụ của cọc tiếp đất phụ C quá cao để thực hiện phép đo, màn hình sẽ hiển thị ‘…’. Kiểm tra lại kết nối của từng dây dẫn thử nghiệm và điện trở đất của cọc tiếp đất phụ.

– Giá trị đo đơn giản:

  • Phương pháp hai cực được sử dụng để đo lường đơn giản. Trong phương pháp này, giá trị của điện trở đất re của điện cực đất nối với cực P được thêm vào giá trị điện trở đất thực Rx và được hiển thị dưới dạng giá trị chỉ định Re.

Re = Rx + re

  • Nếu re được biết trước, giá trị điện trở đất thực Rx được tính như sau:

Rx = Re – re

Đầu nối cáp quang là một thiết bị thường xuyên được bắt gặp trong việc lắp đặt kết nối mạng hiện nay. Với những ưu điểm của mình hệ thống cáp quang đã và đang dần thay thế vị trí của các hệ thống cũ nhằm mang lại kết nối tốt hơn cho người sử dụng. Và tất nhiên nếu không có thiết bị này sẽ không thể gắn kết mạng ổn định được. Hãy cũng chúng tôi tìm hiểu tất cả đầy đủ nhất về đầu nối cáp quang qua bài viết này.

Đây là bài viết chia sẻ, chúng tôi không kinh doanh mặt hàng này

Tất tần tật về đầu nối cáp quang không phải ai cũng biết

Đầu nối cáp quang là gì?

Đầu nối cáp quang có nhiều thành phần khác nhau nhưng chủ yếu vẫn từ 3 bộ phận chính: Ống nối ferrule, thân đầu nối connector body và khớp nối coupling mechanism. Phần Ferrule ở phía trước có tác dụng giữ thẳng hàng kết nối giữa 2 sợi quang, bộ phần này được giữ bằng một lò xo collar assembly ở bên trong thân đầu nối. Phía cuối đầu nối có một khóa đuôi giúp tang tối đa khả năng chống vặn xoắn và chịu tải khi kéo cáp quang, một chuôi cáp có tác dụng hạn chế uốn cong cáp, bảo vệ và giảm suy hao. Bên ngoài thân đầu nối có vỏ đầu giúp bảo vệ thân đầu nối.

Cấu tạo đầu nối cáp quang

– Ống nối ferrule có cấu trúc rỗng thông thường có dạng hình trụ. Ống được làm từ các nguyên liệu như sứ, kim loại hay nhựa chất lượng cao, với chức năng là giữ chặt sợi quang không để di chuyển.

– Thân đầu nối connector body có cấu trúc hình trụ to được làm từ nhựa hoặc kim loại chứa ống nối, cố định với lớp vỏ ngoài jacket bảo vệ và lớp chịu lực.

– Khớp nối coupling mechanism là một phần của thân đầu nối có nhiệm vụ cố định đầu nối khi kết nối với những thiết bị khác.

1.Các kiểu đầu nối cáp quang

Đầu nối ST

Được phát triển bởi AT&T, đầu nối ST là loại đầu nối “đầu đời” được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong hệ thống cáp quang. Đầu nối ST sử dụng một ống nối bán kính ống nối 2,5 mm theo tiêu chuẩn EIA-604-2 với thân đầu nối làm từ nhựa hay kim loại (thường sử dụng kim loại), được cố định qua khớp nối dạng vặn, nên khi thực hiện kết nối cần chắc chắn đầu nối phải được đưa vào đúng khớp.

Đầu nối SC

Đầu nối SC cũng sử dụng một ống nối có bán kính 2,5 mm theo tiêu chuẩn EIA-604-3, dùng để cố định sợi quang. Khác với đầu nối ST, SC sử dụng cơ chế cắm/rút giúp người dễ dàng và thuận tiên khi thao tác hơn là so với cơ chế vặn xoắn của đầu nối ST. Ban đầu SC không được sử dụng nhiều do chi phí giá thành tương đối cao. Tuy nhiên hiện tại chi phí cho một đầu nối SC đã được giảm đáng kể và do đó đã phổ biến hơn đến người dùng.

Đầu nối LC

Là đầu nối được phát triển bởi hãng Lucient Technologies. LC là một dạng đầu nối nhỏ, sử dụng ống nối với bán kính chỉ 1,25 mm (chỉ bằng 1 nửa so với đầu ST và SC), phần thân đầu nối LC có cấu tạo tương tự đầu nối SC. Sử dụng cơ chế “tai giữ cố định”, đầu nối LC thường được sử dụng trong module quang SFP hoặc kết nối quang có yêu cầu mật độ lớn.

Đầu nối FC

Đầu nối quang FC sử dụng một ống nối có bán kính 2,5 mm, được thiết kế với phần thân có dạng ren, thích hợp trong môi trường có độ rung cao, cần tính ổn định. Đầu FC thường được ứng dụng cho ngành viễn thông, tuy nhiên hiện nay đang dần bị thay thế bởi các đầu nối SC và LC.

Đầu nối MT-RJ

Được phát triển bởi AMP/Tyco và Corning, MT-RJ là đầu nối gồm hai sợi quang bán kính lần lượt 2,5 và 4,4 mm, sử dụng chung một ống nối được làm từ polyme. Cơ chế khớp nối được thiết kế dành cho cáp đồng đôi xoắn, MT-RJ có hai dạng là đầu cái và đầu đực.

Vai trò của đầu nối cáp quang

Đầu nối cáp quang được sử dụng để kết nối các sợi quang trong hệ thống cáp quang, cho phép truyền dẫn thông tin ở dạng ánh sáng. Để có một kết nối quang tốt với độ suy hao thấp thì đầu nối cáp quang phải được kiểm tra một cách kĩ kỹ lưỡng, làm sạch bụi bẩn cẩn thận, không có các mảnh vỡ hay vết trầy xước đồng thời 2 lõi sợi quang phải được đặt một cách thẳng hàng. Hai lõi sợi quang Multimode (đa mode) sẽ dễ đặt thẳng hàng hơn so với hai lõi sợi quang single mode (đơn mode) do đường kính của lõi sợi quang multimode lớn. Kết nối sợi quang singlemode đòi hỏi độ chính xác cao, bề mặt đầu nối phải được làm sạch sẽ, chỉ một sai sót nhỏ thôi cũng làm ảnh hưởng tới hiệu suất kết nối.

Các dạng điểm tiếp xúc cáp quang

Các dạng điểm tiếp xúc

a.Dạng Physical Contact (PC)

Dạng điểm tiếp xúc PC được làm vạt cong và sử dụng với đầu nối SC, FC và ST có giá trị suy hao phản xạ trong khoảng 40dB.

b.Dạng Ultra Physical Contact (UPC)

Dạng điểm tiếp xúc UPC được vạt cong và sử dụng với các đầu nối FC, ST,SC và E2000 và có giá trị suy hao phản xạ thấp hơn PC là 50dB.

c.Dạng Angled Physical Contact (APC)

Dạng điểm tiếp xúc APC lại vát chéo theo một góc 8 độ và có giá trị suy hao phản xạ khoảng 60dB.

Bề mặt kết nối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hiệu suất kết nối lắp đặt cáp quang. Bề mặt kết nối không đảm bảo thì có thể dẫn tới hiệu suất truyền dẫn thông tin ở ánh sáng bị giảm. Do đó cần phải kiểm tra thật kĩ bề mặt kết nối trước khi thực hiện kết nối trong hệ thống cáp quang. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường làm việc của cáp quang. Ở các môi trường khắc nghiệt thì các đầu nối cáp quang và sợi quang có thể sẽ bị dịch chuyển hay bị biến đổi về hình dạng, dẫn tới giảm hiệu suất truyền dẫn.

Bộ điều khiển đóng mở van bướm tuyến tính, Bộ điều khiển van bướm tuyến tính, van bướm điều khiển tuyến tính tín hiệu 4-20mA, 0-10vdc, van bướm tuyến tính.

Bộ điều khiển van bướm được thiết kế theo tiêu chuẩn của Hàn Quốc  .

Là bộ điều khiển cho các loại van bướm, được sử dụng trong điều khiển lưu lượng gió qua đường ống, lưu lượng hơi, áp suất. Với tín hiệu ngõ vào analog, sẽ điều khiển đóng mở van theo tỉ lệ tín hiệu đưa vào, đồng thời bộ điều khiển còn có tín hiệu Feedback 0-10vdc, để chúng ta có thể giám sát góc mở của van bướm từ xa.

Bộ điều khiển có thể thay đổi chiều quay (thuận, nghịch) thông qua các switch.

Đây là bài viết chia sẻ, chúng tôi không kinh doanh mặt hàng này

Bộ điều khiển đóng mở van bướm tuyến tính

Bộ điều khiển có nút nhấn cơ bên trên, khi nhấn nút này thì có thể xoay cần quay theo góc bất kỳ, thao tác này được sử dụng khi lắp mới.

Bộ điều khiển có 2 loại, đóng mở bằng tín hiệu analog và loại đóng mở bằng tín hiệu 24VAC hoặc 220VAC.

Bộ điều khiển đóng mở van bướm tuyến tính

Bộ điều khiển đóng mở van bướm tuyến tính

Thông số bộ điều khiển đóng mở van bướm tuyến tính

– Nguồn cấp: 24VAC, 220VAC.

– Tín hiệu điều khiển: 4-20mA hoặc 0-10vdc.

– Góc quay hành trình: 90 độ.

– Sai số vị trí: ±5 phần trăm.

– Lực quay: 20Nm hoặc 30Nm.

– Nhiệt độ hoạt động: -30-50 độ C.

– IP: 42.

– Ngõ ra: 0-10VDC.

– Áp dụng các trục van: phi 10~20mm, trục vuông 10~16.

Sơ đồ nối dây

so do

Thông số kích thước bộ điều khiển

 

 

 

Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua dây điện nóngdây điện nguội trong quá trình lắp đặt hệ thống điện ở đâu đó. Nếu bạn không phải chuyên gia và có tìm hiểu thì chắc hẳn bạn đã rất tò mò vì tên gọi lạ lùng như thế. Để giải đáp thắc mắc này của bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu vấn đề này.

Thế nào là dây điện nóng – dây điện nguội

Dây điện nóng là gì

Dây nóng còn được gọi là dây pha mang trong mình dòng điện xoay chiều. Có điện thế biến đổi, trường hợp 2 dây chính đều là dây nóng có thể từ 2 pha của đường cấp 3 pha hoặc lấy từ biến thế 1 pha. Một số ở điện không phân biệt dây nóng và dây nguội.

Dây điện nguội là gì

Dây nguội hay còn gọi là dây trung tính. Có cùng hiệu điện thế với đất và không gây điện giật như dây nóng. Nhiệm vụ của dây nguội là giúp cân bằng pha trong mạch điện, giúp kín mạch điện 1 pha. Dây nguội có thể có điện thế khác đất, và gây điện giật, khi việc truyền tải điện không cân pha điện áp trên dây nguội bằng 5% điện áp trên dây nóng.

Ngoài ra còn có dây nối đất, đây là dây có mục đích an toàn. Nó mang dòng điện sinh ra vì bất cứ lý do gì trên bề mặt vật dụng tiêu thụ điện xuống đất, để người sử dụng không trực tiếp bị điện giật vì rò rỉ điện.

Màu sắc dây điện thường thấy

1/ Đối với điện 1 pha

  • Dây nóng màu đỏ
  • Dây trung tính màu đen/ xanh/ trắng

2/ Đối với điện 3 pha

  • Pha A: màu đỏ
  • Pha B: màu trắng
  • Pha C: màu xanh dương
  • Trung tính: màu đen
  • Dây nối đất: màu xanh lá

Ký hiệu N và L trên thiết bị điện có loại dây nóng hay dây mát. Dây nóng có ký hiệu P hoặc L, dây nguội ký hiệu là N.

Dây nguội có giật không? Trên thực tế, chúng ta vẫn nên thận trọng với dây này và xem chúng như dây nóng. Dây mát có thể có điện thế khác đất và gây điện giật, khi việc truyền tải điện không cân pha điện áp trên dây mát bằng 5% điện áp trên dây nóng.

Xác định dây nóng dây nguội

1/ Xác định dây điện bằng bút thử điện

Đèn ở bút thử điện chỉ sáng khi ta tiếp xúc bút thử điện với dây pha (còn gọi là pha nóng, pha lửa hay ở Nam bộ thường gọi là dây nóng). Nếu đèn ở bút thử điện đều sáng khi tiếp xúc bút thử điện với dây pha hoặc dây trung tính thì nguồn điện ấy có vấn đề, phải kiểm tra nguồn ngay tránh gây nguy hiểm khi sử dụng điện.

2/ Tìm kiếm dây điện nóng lạnh

Tìm dây nóng, dây lạnh khi không có bút thử điện hoặc không thể cắt dây thử :

Tái chế voltak: Dùng đài cát sét mini của trung quốc mình hàn dây dương của chiếc mic radio ra ngoài còn dây ra Loa mình lấy chiếc đồng hồ voltak kế 220V của chiếc ổn áp bị hỏng tháo bỏ con điện trở đi nối trực tiếp vào..sau đó mình thử đưa đầu dây tín hiệu micro kia vào gần dây dương 220V thì kim đồng hồ sẽ nhích dần vì xung quanh dây dẫn sẽ phát ra 1 điện trường nhỏ và ta khuếch đại lên tín hiệu đó lên là biết dây âm hay dương nên không cần chọc hoặc tước vỏ dây có thể ứng dụng làm máy dò dây âm tường với mạch khuếch đại nhạy hơn.

Dùng 1 bóng đèn tròn 220V (dây tóc nha), 1 đầu nối dây nóng bạn đã biết,đầu còn lại nối vào cây kim nhọn (cách điện càng tốt), cứ vậy mà chọt, khi nào đèn sáng đó là dây nguội, hoặc có thể dùng đồng hồ đo cũng được. Lưu ý cách này chỉ dùng cho điện gia đình 1 pha nha (3 pha thì 2 dây nóng thành 380V đó)…nếu kg dùng kim thì có thể gỡ băng keo mối nối, thường thì dây nguội hay đấu chung, bạn tìm mối nối nào nhiều sợi đó.

Hiểu được dây nóng, dây nguội sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong việc lắp đặt sửa chữa hệ thống điện, tránh xảy ra các tai nạn về điện đáng tiếc. Nếu bạn không có chuyên môn cao thì nên nhờ tới các chuyên gia nếu hệ thống dây điện của mình gặp sự cố.